Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé là yếu tố quan trọng để quá trình mang thai trọn vẹn. Do đó, mẹ bầu cần lên kế hoạch xây dựng thực đơn với các loại thực phẩm tốt cho bà bầu. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để tham khảo chế độ dinh dưỡng khoa học nhé!
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu nên lưu ý gì?
Sau đây là một số lưu ý cần thiết cho mẹ khi hoàn thiện chế độ dinh dưỡng cho bà bầu:
Bổ sung axit folic (vitamin B9)
Acid folic còn được biết đến là vitamin B9, một loại vitamin cần thiết giúp thai nhi phát triển tốt. Uống acid folic thường xuyên với liều lượng thích hợp từ trước khi mang thai 3 tháng. Kiên trì cho đến kỳ tam cá nguyệt đầu tiên sẽ làm giảm tỉ lệ dị tật thai nhi. Acid folic giúp bé yêu phòng tránh tình trạng dị tật ống thần kinh rất tốt. Hỗ trợ phòng tránh các chứng: nứt đốt sống gây liệt chi dưới, đại tiểu tiện không kiểm soát hoặc dị dạng thai vô sọ…
Bổ sung sắt
Sắt đóng vai trò quan trọng và thành phần tế bào hồng cầu. Nó giúp việc vận chuyển oxy đạt hiệu quả cao. Do đó, sắt rất cần thiết cho cơ thể, nhất là đối với thai phụ. Theo WH khuyến cáo, mẹ nên bổ sung khoảng 30mg sắt mỗi ngày để dự phòng tình trạng thiếu máu.
Tuy nhiên, lượng sắt được đưa vào cơ thể sẽ không đào thải mà tích trữ lại. Chính vì thế mẹ cần chú ý liều lượng khi dùng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc bổ sung sắt hiện nay và chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất.
Bổ sung canxi
Cơ thể chúng ta cần canxi và khoáng chất. Canxi là thành phần khoáng quan trọng để giúp tạo xương, răng. Đồng thời nó còn tham gia quá trình vận động và dẫn truyền thần kinh.
Đối với thai phụ, nếu mẹ không bổ sung đủ canxi, bé yêu sẽ không thể tự tổng hợp canxi để phục vụ cho quá trình tạo xương, răng. Trung bình phụ nữ cần 800mg canxi mỗi ngày trước khi mang thai và 1000-2000mg canxi mỗi ngày khi mang thai. Bạn cần bổ sung canxi qua các nhóm thực phẩm hoặc các loại thuốc bổ theo chỉ định của bác sĩ.
Những thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Mẹ nên tham khảo ngay nhóm thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu như sau:
Thịt đỏ
Thịt đỏ bao gồm thịt bò và thịt lợn là nhóm thực phẩm chứa lượng sắt dồi dào. Mẹ bầu bổ sung thịt đỏ vào thực đơn ăn uống mỗi ngày sẽ giúp tốt cho máu, tim mạch, đề phòng thiếu máu… Ngoài ra, thịt bò còn chứa nhiều B6, B12 và protein, kẽm, collin. Nên ăn thường xuyên để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi, nhất là quá trình hoàn thiện não bộ.
Mẹ bầu ăn thịt bò giúp lượng đường trong máu ổn định, tăng sức đề kháng và tránh bệnh tật. Tuy nhiên, mẹ nên cân bằng điều độ hàm lượng thịt bò để tránh dư cholesterol trong máu. Đặc biệt là không ăn thịt bò tái sống hoặc thịt bò khô tẩm ướp gia vị cay nồng.
Thịt gia cầm
Bên cạnh thịt bò, thịt lợn, các loại thịt gia cầm cũng là thực phẩm tốt cho bà bầu. Thịt gà giúp mẹ có đủ oxy. Bên cạnh đó, thịt gà, vịt còn chứa nhiều canxi, photpho, sắt và vitamin cần thiết rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Đây là nguồn năng lượng cần và đủ để mẹ bồi bổ bản thân và chăm sóc bé yêu. Vì vậy, mẹ nên bổ sung thịt gà vào thực đơn để tăng dưỡng chất. Đồng thời thay đổi cách chế biến để đa dạng bữa ăn như canh gà, gà hầm thuốc bắc,…
Rau có màu xanh đậm
Rau xanh đậm nhìn chung chứa nhiều acid folic, là những dưỡng chất quan trọng tốt cho ống thần kinh của bé. Chất này giúp đề phòng dị tật bẩm sinh và ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi trong thai kỳ. Mẹ bầu cần bổ sung acid folic từ rau thẫm màu trước và sau 3 tháng đầu thai kỳ. Một số loại rau cần cho vào bữa ăn hàng ngày như rau bina, rau diếp cá, rau cải xoăn, súp lơ,…
Vitamin
Cung cấp vitamin D trong suốt thai kỳ để đảm bảo đủ 400IU mỗi ngày. Song song đó, bạn có thể bổ sung vitamin A thông qua các loại rau củ và thực phẩm bổ sung như dầu cá, thuốc bổ….Khi sử dụng bất kì loại thuốc vitamin nào cũng cần được sự hướng dẫn của bác sĩ. Và nhớ nên dùng đúng liều lượng, không quá lạm dụng sẽ gây tác dụng phụ.
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa thai kỳ
Bé sẽ bước vào giai đoạn hoàn thiện xương khi ở tuần thai thứ 13. Lúc này, các đặc điểm trên khuôn mặt và tay chân, não bộ cũng phát triển. Do đó, bổ sung dinh dưỡng ở giai đoạn này rất quan trọng. Mẹ cần tăng dinh dưỡng gấp 2-3 lần so với bình thường để đảm bảo bé yêu phát triển toàn diện. Sau đây là nhóm thực phẩm tốt cho bà bầu ở 3 tháng giữa thai kỳ:
Hoa quả
Bác sĩ khuyên mẹ nên ăn ít nhất 5 phần hoa quả, rau xanh mỗi ngày. Nên bổ sung cải bắp, súp lơ và rau chân vịt, cải xoắn….Các loại thực phẩm này có lượng acid folic và sắt đầy đủ.
Tinh bột
Bổ sung vào bữa ăn các loại tinh bột như bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, cơm….Để giúp mẹ có năng lượng và chuyển hóa tốt các chất trong cơ thể.
Chất béo
Các loại chất béo như sữa, bơ, yogurt… rất tốt cho cơ thể. Mẹ bầu nên bổ sung từ 2-3 lần mỗi ngày, để hấp thụ canxi hiệu quả.
Protein
Nhóm thực phẩm như thịt, cá, trứng, đậu,…chứa nhiều protein, mẹ nên bổ sung 2 lần mỗi ngày nhé!
Omega3 – DHA
Omega3 và DHA là nhóm thực phẩm tốt cho bà bầu và não bộ thai nhi. DHA chiếm 20% trọng lượng não bộ và 90% chất liệu tạo võng mạc. Đóng vai trò quan trọng giúp bé phát triển não bộ và thị giác.
DHA còn tốt cho hệ thần kinh, giúp thông tin lan truyền nhanh hơn. Mẹ có thể bổ sung DHA và Omega-3 thông qua các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ đại dương, cá mòi… Nhất là cá hồi – loại động vật dồi dào DHA và canxi, vitamin D…
Những thực phẩm mẹ bầu mang thai tháng đầu nên tránh
Bên cạnh thực phẩm tốt cho bà bầu, bạn cũng nên cân nhắc các loại thực phẩm ảnh hưởng đến mẹ và bé. Khi mang thai, mẹ bầu nên tránh hoặc hạn chế một số nhóm thực phẩm sau:
Phô mai mềm
Phô mai mềm được làm từ sữa chưa qua tiệt trùng nên có thể chứa nhiều vi khuẩn không tốt cho sức khỏe. Mẹ bầu ăn phô mai mềm, một số cơ địa có thể bị ngộ độc thực phẩm. Do đó, mẹ nên hạn chế sử dụng.
Thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn
Các loại thực phẩm đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản, đường và natri cao nên ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Một số thực phẩm đóng hộp như bánh kẹo, nước ép, bánh nướng….chứa lượng đường hóa học. Ngoài ra, nhóm thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn cũng chứa vi khuẩn, nấm mốc…có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm hoặc gây biến đổi gen, dị tật cho thai nhi.
Mẹ nên xây dựng thói quen ăn uống tại nhà với các loại rau củ tươi sạch, nguồn gốc tự nhiên hoặc hữu cơ.
Hải sản
Hải sản có thể bổ sung canxi cho thai. Tuy nhiên, một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, cá trích, hàu…có hàm lượng thủy ngân cao. Thủy ngân không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai phụ mà còn tác động đến sự phát triển não bộ của thai nhi, làm chậm quá trình hoàn thiện não bộ.
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh có nhiều nhựa latex nên có thể gây co bóp tử cung mạnh, dẫn đến sẩy thai. Mẹ bầu cần tránh ăn đu đủ xanh còn sống. Tuy nhiên, đu đủ chín lại có nhiều chất dinh dưỡng, bạn có thể ăn một lượng vừa phải theo khuyến cáo của bác sĩ.
Dứa
Dứa có chứa một chất gọi là bromelain có thể làm mềm tử cung. Do đó, khi mang thai giai đoạn đầu, ăn nhiều dứa sẽ dẫn đến nguy cơ sẩy thai.
Thịt sống hoặc tái
Thịt sống hoặc chưa nấu chín chứa nhiều vi khuẩn như salmonella, listeria…có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt là người có sức đề kháng yếu như mẹ bầu và thai nhi. Tốt nhất mẹ nên tuân thủ phương pháp ăn chín uống sôi và tránh các món tái sống để có sức khỏe tốt cho mẹ và bé.
Đồ ăn vặt
Mẹ bầu ăn quá nhiều đồ ăn vặt khi mang thai cho thấy khả năng trầm cảm và lo lắng gia tăng. Hơn nữa, một số loại đồ ăn vặt có thể gây béo phì, tăng cân và gây bệnh tim mạch cho bé. Mẹ chỉ nên chọn món ăn vặt lành mạnh như trái cây, salad hoặc yogurt…
Caffeine
Cafe là thức uống quen thuộc của phần lớn người Việt Nam. Tuy nhiên đối với thai phụ, loại thức uống nay không hề tốt và cần hạn chế. Caffetin gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của mẹ bầu, khiến mẹ khó chịu, cáu gắt và luôn trong trạng thái lo lắng, điều này có thể dẫn đến sẩy thai.
Đồ uống có cồn
Chắc hẳn mẹ cũng biết rằng dùng bia rượu khi mang thai sẽ gây ra những điều tiêu cực và dẫn đến dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Do đó, trong thời gian mang bầu, mẹ tuyệt đối không nên uống rượu hoặc các loại đồ uống có cồn khác.
Đồ ngọt
Mẹ bầu cần thêm khoảng 300 calo mỗi ngày để giúp bé yêu phát triển toàn diện nhất. Vì vậy, để bổ sung lượng calo này, mẹ nên ăn nhiều trái cây và các loại hạt, ngũ cốc, hạn chế tiêu thụ đồ ngọt từ các món ăn vặt. Ăn nhiều bánh kẹo ngọt sẽ dẫn đến việc tăng cân mất kiểm soát và chứng đái tháo đường khi mang thai.
Bài viết đã giúp mẹ tìm hiểu các loại thực phẩm tốt cho bà bầu theo từng giai đoạn và những món ăn mẹ cần tránh khi mang thai. Hy vọng mẹ bầu sẽ trang bị kiến thức tốt nhất để xây dựng thực đơn lý tưởng, giúp mẹ ăn ngon mà vẫn đủ dưỡng chất để chăm sóc bé yêu khỏe mạnh.